image banner
Di tích – Danh thắng

  DI TÍCH - VĂN HÓA

“ Ngã Tư Rạch Kiến”

–²—

I. Tên gọi của di tích: “ Ngã Tư Rạch Kiến”

Theo cuốn Địa chí Long An thì địa danh Rạch Kiến vềnguồn gốc có hai cách giải thích:

1. Con rạch nơi chảy qua có nhiều tổ kiến, giống nhưcách cấu tạo địa danh; Rạch cá Tre, Rạch Ông, Rạch Tra… ban đầu rạch gắn vớitên người (Rạch ông Kiến và rạch bà Kiến) hay rút gọn thành Rạch Kiến..

2. Năm 1967, chính quyền Nguyễn Văn Thiệu tách 8 xãcủa huyện Cần Đức (Cần Đước) và một xã quận Thạnh Đức (Cần Giuộc) lập thành mộtquận mới lấy tên là quận Rạch Kiến. Tại đây chúng cho xây dựng căn cứ quân sựbao gồm địa phận pháo, khu vực bộ binh Mỹ, chỉ huy Sở hành chánh ngụy, sân baydã chiến. Bên ngoài căn cứ này bao quanh nhiều lớp rào kẻm gai, có bố trí mìnrất kiên cố.

II. Địa điểm phân bố - đường đi di tích:

Khu căn cứ Mỹ tại Rạch Kiến trước đây thuộc xã LongHòa.

Nay là huyện Cần Đước, tỉnh Long An. Khi di tích nằmrải rác bao quanh thị tứ Rạch Kiến hiện nay.

Có thể đi đến di tích theo đường sau: từ thị xã Tân Anđi theo quốc lộ 1 ngược lên hướng Bắc 20km đến ngã ba gò đen, rẽ phải theohương lộ 16,8km đến ngã tư Xoài Đôi, rẽ phải theo hương lộ 18 khoảng 2km là đếndi tích.

III. Sự kiện nhân vật lịch sử và thuộc tính của di tích:

Ngày 20/12/1966 Đế quốc Mỹ đổ quân xuống tái chiếmRạch Kiến với âm mưu khống chế, đánh phá vùng giải phóng Cần Đước, Cần Giuộchòng tiêu diệt lực lượng cách mạng và cứu vãn tình thế đang ngày càng rệu rãsuy sụp ngụy quân, ngụy quyền ở vùng này.

Mỹ cho máy bay chở công sự thép bê-tông đúc sẵn đến đểxây dựng bãi đáp sân bay, khu bộ binh, sở chỉ huy, khu hành chính ngụy. Xungquanh khu vực này địch còn bố trí 6 lớp kẽm gia bùng nhùng và 3 tuyến bải mìnrất kiên cố.

Từ căn cứ này địch liên tục gắn pháo đi các nơi bất kểngày đêm. Ngày nào chúng cũng tung lực lượng đi càn để tìm cách tiêu diệt lựclượng của ta. Địch sử dụng các chiến thuật như dùng lực lượng dùng lực lượng nhỏchia thành nhiều mũi đánh biệt kích tiến sâu vào vùng căn cứ của ta. Song phổbiến nhất vẫn là cách đánh tấn công ồ ạt dùng pháo, máy bay, bỏ bom bắn phá vàomột điểm ở vùng căn cứ của ta, rồi cho trực thăng đổ quân xuống đánh tơi tả.Nhằm tiêu diệt lực lượng cách mạng và uy hiếp tinh thần quần chúng nhân dân.

Được sự chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy mà trực tiếplà các đồng chí Tư Thân, Hai Phải, Huyện ủy họp đánh giá tình hình và chủtrương thiết lập một vành đai diệt Mỹ ở Rạch Kiến. Một Ban chỉ huy được thànhlập bao gồm các đồng chí Nguyễn Văn Nguyễn (Bảy Nguyễn), Nguyễn Văn Nam (SáuNam), Lê Văn Được (Tư Đô Lương) Ban chỉ huy thường đóng ở xã Phước Vân, cũng cókhi đóng ở Long Hòa tại nhà Bà Tư Đức (ấp 1).

Vành đai diệt Mỹ bao gồm 10 xã: Long Hòa, Tân Trạch,Long Trạch là những xã tiếp cận với địch nhất. Rồi đến các xã Long Khê, PhướcVân, Long Sơn, Long Định, Long Cang, Mỹ Lệ, Phước Tuy và 2 xã của huyện CầnGiuộc là Phước Lâm và Thuận Thành.

Lực lượng vỏ trang của huyện lúc này có 7 Trung đội bộđịa phương với quân số trên 200 người ra còn 5 Trung đội du kích liên xã quânsố trên 100. Mỗi xã đều có 1 Trung đội du kích, mỗi ấp có từ 1 đến 3 tổ du kíchmật. Ở Thị trấn Cần Đước có đội biệt động quân số khoảng 20 người. Trong huyệncòn có lực lượng cơ động của Tỉnh thường xuyên đứng chân từ 1 đến 2 tiểu đoàn.

Toàn bộ lực lượng này của ta phải đương đầu với 1 lựclượng lớn về quân sĩ và mạnh về phương tiện vũ khí chiến đấu của địch, gồm có:

- 1 Tiểu đoàn pháo binh bao gồm 4 khẩu cối 106,7mm, 4khẩu pháo 105mm và 6 khẩu pháo 57mm.

- 1 Tiểu đoàn bộ binh

- 1 Đại đội công binh với phương tiện cơ giới hiện đại

- 1 Đại đội trinh sát

- 1 Đại đội máy bay trực thăng và 1 chi đoàn thiếtgiáp gồm 20 xe M 113 và M 118.

Lực lượng của ta được bố trí trên 3 tuyến vành đai nhưsau:

- Tuyến 1: du kích liên xã Long hòa, xã Tân Trạch bố trí hầmchông gài mìn lựu đạn phục kích bắn tỉa địch.

- Tuyến 2: do bộ đội tỉnh và bộ đội địa phương phân tán từng bộphận nhỏ tiêu hao tiêu diệt địch.

- Tuyến 3: Do du kích xã, du kích mật kết hợp với nhân dân bốtrí hầm chông, lựu đạn, tổ ong vò vẻ khắp xã, chuẩn bị địa hình chiến đấu vớiđịch.

Trên vành đai diệt Mỹ ta tổ chức đào khắp các đoạn đêlàm chướng ngại vật cản xe M 113 của địch. Đoạn đường từ ngã tư Xoài Đôi đi ngãtư An Thuận và đoạn đường từ căn cứ Rạch Kiến đi Tân Trạch, Long Sơn là nhữngđoạn đường ta thường gài mìn diệt nhiều xe tăng dọc hai bên sông Đôi Ma đều cógiao thông hào địa hình do ta tác chiến, có bố trí các bải chông mìn diệt địch.Hầm chông còn được ta bố trí ở khắp nơi, trên đường hành quân, ngoài gò mã,đồng ruộng… Trong thôn ấp nhiều công sự cá nhân và đào các giao thông hào bọctheo lộ đất trong xã và liên xã. Mỗi con đường đi vào thôn đều có bố trí cửachiến đấu “trên các ngã đường ta dựng lên các phòng thông tin, các hình nộm,đặt các bảng khẩu hiệu”… những cái đó đều có gài mìn dụ địch để tiêu diệtchúng.

Ta phát động phong trào thi đua diệt Mỹ bất kể già trẻgái trai đều tham gia hưởng ứng phong trào này. Ai cũng tìm mọi cách diệt đượcnhiều địch để đạt danh hiệu dũng sĩ diệt Mỹ. Rất nhiều trường hợp vay mượn nhaunhững xác Mỹ để đạt danh hiệu dũng sĩ và sau đó trả lại sòng phẳng.

Ở vành đai không ngày nào không xãy ra chiến trận.Địch đi càn ta tổ chức chống càn. Địch cho xe cơ giới đi mở đường hành quân cànquét thì ta đào lộ sắp chướng ngại vật gài mìn ngăn bước tiến và tiêu diệtchúng. Địch cho cán gáo đen đổ quân thì ta phục kích sẵn máy bay, bắn tỉa quânđịch “nhảy dù”.

Năm 1966 tại ngã ba Long Sơn lực lượng C315 chống cànvới địch. Ta tiêu diệt 1 Trung đội Mỹ trận này có 1 tên lính Mỹ chết chìm dướihào sâu địch không tìm thấy xác. Khi du kích ta trở lại thu dọn chiến trường đãphát hiện xác tên Mỹ. Huyện ủy đã chỉ đạo các chị em thuộc mũi binh vận khiêngxác tên Mỹ ra chợ Kiến đấu tranh với địch.

Năm 1967 lực lượng tiểu đoàn 1 của ta phối hợp với du kích xã chống càn với 1 tiểu đoàn lính Mỹ có phi cơ yểm trợ, tại ấp 4 xã Phước Tuy trận này ta diệt khoảng 50 tên và bắn rơi 1 máy bay Mỹ.

Năm 1967 lực lượng bộ dội tỉnh kết hợp với bộ đội huyện, C315 diệt gọn 1 đại đội lính Mỹ ở đồn Long Khê làm cho địch phải bỏ luôncăn cứ này.

Bên cạnh đấu tranh vũ trang ta cũng phát triển mạnhmũi binh vận ở khắp các xã vành đai. Lực lượng chủ yếu là chị em phụ nữ, có cảông già, bà lảo. Gặp binh lính người Việt là chị em tuyên truyền khuyên bảochúng, hãy quay súng trở về với cách mạng có những trận càn binh lính ngườiViệt đi đâu là bia đỡ đạn cho Mỹ. Gia đình cha mẹ vợ con lính ra níu kéo ngăncản không chúng tiếp tục nhúng tay vào tội ác. Kết quả trận càn bị phá vỡ khôngthực hiện được. Những khẩu hiệu binh vận thường được đưa ra:

- Anh em binh sĩ không đi trước làm bia đỡ đạn cho Mỹ!

- Mỹ thua về Mỹ anh em binh sĩ về đâu?

- Chông mìn dành cho lính Mỹ

Trên vành đai diệt Mỹ sau 3 tháng đầu ta đã thu đượcnhững kết quả sau:

- Diệt hơn 100 tên Mỹ (không kể quân ngụy)

- Diệt cứ điểm Long Khê cấp đại đội

- Diệt 1 tiểu đoàn quân ngụy ở Phước Lý

- Diệt 20 xe gồm các loại M 113, M 118, Ziếp, GMC

- Bắn rơi 20 máy bay

- Diệt tên thiếu tá quận trưởng Đồng và làm bị thươngtên quận trưởng Bé

Thế trận của vành đai diệt Mỹ là thế trận chiến tranhnhân dân, cho nên cách đánh thật muôn hình muôn vẻ, đơn giản có, phức tạp có.Một người, 3 người cũng làm nên trận đánh, đánh địch bằng nhiều hình thức, đánhbằng tất cả mưu trí và lòng dũng cảm, đánh thế nào cho có hiệu quả nhất đó làphương châm của ta. Mỗi người dân ở vành đai là một chiến sĩ, mỗi cái cây, ngọncỏ, con ong cũng hóa thành vũ khí đánh kẻ thù.

Vành đai diệt Mỹ Rạch Kiến thực sự là dây thòng lọngsiết chặt cổ địch, buộc chúng phải đầu hàng trước cái thế trận kỳ lạ này củachiến tranh ở Việt Nam.

IV. Loại di tích:

Khu căn cứ Mỹ ngụy là loại di tích lịch sử.

V. Khảo tả di tích:

Khu căn cứ quân sự Mỹ ngụy nằm ở trung tâm xã LongHòa, dọc hai bên hương lộ 18, bắt đầu từ ngã ba Đài chiến sĩ (thuộc ấp 5 xãLong Hòa) đến khu vực cầu Đồn (ấp 2 xã Tân Trạch) tháng 12 năm 1966 Mỹ đổ bộquân xuống xây dựng căn cứ này. Ở phía nam chợ Kiến bấy giờ, bọn Mỹ đặt nhữngcái cọc bằng bê-tông (đúc sẵn cho máy bay cở đến) trên mặt ruộng để lót kê nhữngkhẩu pháo khỏi bị lún xuống. Đối diện với khu pháo binh qua hương lộ 18 vềhướng đông là khu bộ binh, thiết giáp hậu cần Mỹ đóng quân. Chúng cho cất hàngloạt những dãy nhà lợp tôn (khoảng 20 dãy) để ở. Nằm giữa hai khu vực này làmột ngôi nhà lớn hơn các dãy xung quanh, đó là ngôi nhà của Ban chỉ huy Mỹ ở.Phía bên ngoài đào một cái giếng và bơm nước lên một cái bồn cao 14m để cungcấp nước cho khu vực này.

Cách ngã tư Long Hòa khoảng 100m về hướng bắc là sânbay dã chiến của Mỹ. Chúng sử dụng luôn lộ 18 làm đường băng và thường xúc quânngay tại đây chở đi càn. Ở trường cấp I Long Hòa bây giờ trước đây là khu vựccâu lạc bộ vui chơi giải trí của bọn Mỹ.

Khu vực hành chính ngụy nằm ở tại trường cấp II LongHòa còn bây giờ. Nhà quận trưởng nằm ở phía nam ngôi trường. Hiện nay ngôi nhàvẫn còn nhưng đã bị hư hỏng. Nhà hình tứ trụ, mái lợp thiết, tường xi măng. Khuvực này gọi là khu Dinh quận. Phía sau khu vực này có 1 cái ao rộng gọi là aoquận. Phía bắc khu Dinh quận, địch cho xây dựng một số bộ phận: Kho tiếp vụ(kho chứa nhu yếu phẩm để cung cấp cho binh lính và vợ con của chúng). Đối vớikho này qua hương 18 là khu gia đình gồm 4 dãy nhà (hiện nay chỉ còn lại nền).Kế bên kho tiếp vụ là chi chiêu hồi (bây giờ là nhà dân). Ngay tại ngã ba giữahương lộ 18 và lộ đá đỏ (địch mở vòng đàng sau Dinh quận) chúng cho xây một Đàichiến sĩ cao khoảng 9m. Phía sau Dinh quận là khu vực đại đội cảnh sát dã chiếnvà bộ phận Ban II đóng ở đây. Đối diện với UBND xã Long Hòa là cục cảnh sát,chính nơi này và ở khu vực Ban II là nơi địch tạm giam, tra khảo đánh đập nhữngngười cách mạng và những người mà chúng tình nghi là Việt cộng.

Bao quanh toàn bộ khu căn cứ là 16 lớp rào kẽm gai,kẽm bùng nhùng, hàng rào B40, và đồng thời bố trí 3 tuyến bãi mìn xung quanhrất lợi hại.

Hàng rào này bít luôn đoạn lộ 18 từ khu vực ngã ba Đàichiến sĩ cho đến Cầu Đồn. Chúng cho làm hai cái cống ở hai cầu này ban đêm đónglại, ban ngày mới mở ra để thông đường.

Nhìn chung toàn bộ khu căn cứ này, bọn Mỹ ngụy đã choxây lên với mục đích phục vụ cho cuộc chiến xâm lược thôn tính miền nam củachúng. Một số cơ sở vật chất được làm sẵn chúng cho chở đến lắp ráp lên rấttiện lợi. Cái kiên cố của địch không phải là các công trình xây dựng bên trongnhư nhà cửa mà là ở các lớp rào bao quanh và các tuyến bải mìn được bố trí đểphòng vệ còn sức mạnh của chúng để uy hiếp đối phương là quân đông, là vũ khívà phương tiện chiến tranh dồi dào hiện đại.

VI. Các hiện vật trong di tích:

Hiện nay khu di tích còn lại 4 ụ pháo nằm trên mặtruộng ở khu pháo binh trước đây. Các ụ pháo được đúc sẵn bằng  bê-tông, địch chở đến chỉ việc đặt lên để kêcác khẩu pháo cho khỏi lún xuống đặt mỗi khối cao 9m, các cạnh là 3,7m.

VII. Giá trị của di tích:

Khu di tích căn cứ Mỹ ngụy tại Rạch Kiến có giá trịchủ yếu về mặt lịch sử. Nó gắn liền với một sự kiện nổi tiếng “Vành Đai diệt Mỹở Rạch Kiến” thời kỳ 1966 – 1970. Địch đã tập trung một lực lượng lớn và nhữngphương tiện chiến đấu hiện đại ở đây với mục đích phá phong trào cách mạng,bình định vùng Cần Đước, Cần Giuộc. Đế quốc Mỹ tưởng rằng với sức mạnh ấy chúngcó thể đè bẹp lực lượng cách mạng. Nào ngờ chúng đã bị bao vây thắt chặt bởicái “Vành đai” thần kỳ của nhân dân ta. Và cuối cùng chúng đã phải rút lui vôđiều kiện, bỏ lại những cơ sở “cái xác” của âm mưu bình định ôm sự thất bạinhục nhã về nước.

Khu di tích ghi dấu một thời kỳ chiến tranh ác kiệt đãxãy ra tại vùng này. Địch càng thể hiện sức mạnh của chúng bao nhiêu (thông quasố lượng quân, qua vũ khí và phương tiện chiến đấu hiện đại), thì sự thất bạicủa chúng càng sâu đậm và thắng lợi của “Vành đai diệt Mỹ” một loại hình chiếntranh đặc biệt, một thế trận chiến tranh nhân dân thần kỳ có một không hai,một sự sáng tạo độc đáo của con người Việt Nam nhỏ bé thông minh, càng có ýnghĩa to lớn bấy nhiêu.

Khu di tích này là nơi chứng kiến của bọn đế quốc Mỹ và tai say bán nước. Ngay khu vực cục cảnh sát và khu vực cảnh sát dã hiếncùng với Ban II đóng chính là nơi bọn địch tra khảo những người cách mạng.

VIII. Tình trạng bảo quản di tích:

Từ sau ngày giải phóng căn cứ Mỹ ngụy Rạch Kiến đượcta tiếp quản, lúc này các công trình còn khá nguyên vẹn, sau đó không lâu thịbị ta tháo gở phá hỏng gần hết. Một số nhà cửa còn lại thì chỉ có mái hoặc váchtường. Ngôi nhà quận trưởng ở hiện nay còn và đang được sử dụng làm lớp học dạynghề cho học sinh cấp II Long Hòa. Kho tiếp vụ được bán lại cho tư nhân làm cơsở buôn bán. Khu bộ binh Mỹ thì sau khi tiếp quản hiện cho dở xuống chia chocác xã xung quanh quận Rạch Kiến và bộ đội nông trường Lúa vàng. Hiện nay chỉcòn lại 3 dãy nhà còn mái lợp, vách đã bị tháo đi, giếng nước và bồn nước vẫncòn khu vực này năm 1989 huyện đội Cần Đước cho dựng lên một xưởng cưa gỗ hiệnnay vẫn còn hoạt động. Khu pháo binh chỉ còn lại 4 ụ bê-tông kê pháo nằm dướiruộng, khu đất này đang được sử dụng để canh tác. Khu cảnh sát dã chiến hiệncòn lại 3 ngôi nhà đã hư hỏng. Chỗ sân bay hiện nay là nhà cửa của dân, khu vựccuộc cảnh cũng vậy. Khu gia binh vẫn chưa được xây dựng gì lên. Đài chiến sĩcòn nguyên vẹn.

IX. Các phương án bảo vệ và sử dụng di tích:

Khu di tích này hầu như toàn bộ đã bị hư hỏng hoặcthay đổi. Sắp tới khu vực này sẽ được xã đưa vào qui hoạch làm khu dân cư. Tấtnhiên, các nhà cửa còn lại của căn cứ này sẽ bị dở bỏ hoàn toàn. Bộ phận cầnbảo vệ bây giờ là khu vực Đài chiến sĩ. Khu vực Đài chiến sĩ sau này sẽ đượcxây dựng tượng đài hoặc bia chiến thắng ghi dấu sự kiện “Vành đai diệt Mỹ ởRạch Kiến” trong thời kỳ này.

X. Cơ sở pháp lý bảo vệ di tích:

Năm 1996 ''Ngã Tư Rạch Kiến'' được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là di tích lịch sử văn hóa (Quyết định số:1460 QĐ-BT, ngày 28-6-1996 của Bộ Văn hóa và Thông tin)./.

image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tháng: 1
  • Tất cả: 1
Thư viện ảnh